Chuyển đổi cách thức làm việc từ truyền thống (waterfall) sang mô hình Agile luôn là giai đoạn cần có những thử thách và gian khó. Các cá nhân, tập thể sẽ cảm thấy tốt hơn, tồi tệ hơn, hay cảm thấy rất khó khăn để chuyển đổi sang Agile. Có một số công ty thực sự không đạt được nhiều ý nghĩa lắm khi thực hiện quá trình chuyển đổi sang Agile.
Viết stories, công việc được hoàn thiện trong các sprints, các cam kết và các cơ hội cho các cá nhân. Các team phát triển dường như đang làm đúng đắn... những vẫn còn thứ gì đó không đúng. Tàn dư của mô hình cũ vẫn kéo dài và tồn tại. Điều này có ý nghĩa là công ty đang có vấn đề khi chuyển đổi sang Agile. Để tìm ra nguyên nhân, ta hãy đặt các câu đơn giản sau ' Khi chuyển đổi sang Agile, bản thân và công ty bạn sẽ cảm thấy thế nào ?' Có những câu trả lời ' Thực sự công ty tôi không thấy sự khác biệt so với trước kia' hoặc là 'Nó tệ hơn cả trước kia, chúng tôi nghĩ công ty nên quay lại mô hình cũ'
Vậy nếu một tổ chức chuyển đổi đúng theo mô hình Agile sẽ cảm thấy ra sao ?
1. Cảm giác về sự tường minh: Khi thực hiện chuyển đổi sang Agile, tổ chức sẽ phát hiện ra những bất cập, những yếu kém vốn có của tổ chức. Ví dụ như thói quen làm việc overtime của những cá nhân trong tổ chức. Mà chúng ta đều biết rằng, trong Agile làm việc overtime tức là hiệu quả làm việc của bạn có vấn đề, overtime sẽ phát sinh ra nhiều issue hơn là làm việc đúng giờ. Những cơ hội để cải tiến bộ máy, cách thức làm việc, qui trình mang lại hiệu quả cao luôn được đề cao và khuyến khích trong agile. Việc cho phép cải tiến và mắc lỗi sẽ tìm ra được những vấn đề yếu kém của tổ chức. Đây thực sự là một điều có lợi. Ban đầu có thể có nhiều sự không hài lòng, nhưng cứ cải tiến tổ chức sẽ phát triển tốt.
2. Cảm giác về tính quyết định: Quyết định được quyết nhanh chóng không quan liêu. Tư duy chỉ tay làm việc không còn tồn tại trong Agile. Quyết định gần như ngay lập tức để xử lý các vấn đề gặp phải trong quá trình sản xuất và phát triển sản phẩm
3. Cảm giác về sự kết nối: Giao tiếp là luồng xuyên suốt của bất kì một tổ chức nào đó. Ví dụ về 1 mối quan hệ trong Agile, mối quan hệ giữa technical và business chặt chẽ, không có sự phân biệt, làm technical chính là business và business chính là technical. Technical và business nếu là 2 cá thể độc lập phải luôn luôn kết nối trao đổi với nhau xuyên suốt quá trình phát triển. Các cá thể trong team là 1 thể thống nhất, đều có quan hệ chặt chẽ với nhau.
4. Cảm giác về tính tự làm lành: Đây là điều mà team mà tổ chức nhận ra những điểm yếu, những sai lầm và sửa đổi ngay lập tức. Không cần đợi từ phía leader thông báo về sự sai lầm và cách sửa đổi. Các thành viên chủ động hơn trong việc ra quyết định và sửa chữa những sai lầm phát sinh
5. Cảm giác về tính tự hồi phục: Tái cơ cấu và thay đổi tạo ra sự phát triển trong Tính tự hồi phục giúp chúng ta chủ động hơn đối phó với những vấn đề không lường trước.
6. Cảm giác về tính sản phẩm: Khi chuyển đổi đúng với tư tưởng Agile, chúng ta sẽ cảm nhận được các tính năng sản phẩm được release nhanh hơn. Điều đó có được bời vì chúng ta loại bỏ những tính năng không bao giờ hoàn thiện hoặc đã lỗi thời bằng cách tập trung vào key của sản phẩm. Các thành viên với tính đa zi năng trong công việc cùng tập trung để release sản phẩm cho khách hàng. Với tính đa năng một thành viên có thể vừa làm ở vị trí này vẫn có thể đảm nhận ở vị trí khác. Từ đó ta không cần assign một người làm quá nhiều dự án hoặc team trong 1 thời điểm.
7. Cảm giác về không khí hoà đồng, thân thiện và thoải mái : Trong một tổ chức thực hiện chuyển đổi sang Agile tốt, tinh thần làm việc trong team vừa tập trung vừa đạt hiệu quả cao, từ đó team thật sự thoải mái cống hiến vì đã mang lại giá trị cho khách hàng và khách hàng happy về điều đó
Edit from author: Len Lagestee - ProjectsAtworks